Đáng chú cả, cả 3 doanh nghiệp trên đều đạt được thành công lớn trong đợt IPO gần đây khi mà số lượng cổ phiếu chào bán ra công chúng đều được bán hết. Đặc biệt BSR, PVOIL còn có giá đấu trung bình cao hơn nhiều so với giá khởi điểm
Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư cho đến thời điểm kết thúc ngày 7-3 cho thấy, mức độ kỳ vọng rất lớn của nhà đầu tư khi giá giao dịch của các cổ phiếu khi vừa chào sàn so với giá trúng đấu giá bình quân đều đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn.
Ngày |
Giá tham chiếu |
Giá đóng cửa |
Thay đổi(+-%) |
Giá cao nhất |
Khối lượng giao dịch |
7/3/2018 |
20.200 |
24.200 |
+4.000(19,8) |
27.500 |
8.138.900 |
BSR – Người mở đường
Là doanh nghiệp đầu tiên IPO và cũng là doanh nghiệp có cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên sàn UpCom trong 3 “ông lớn” dầu khí, phiên IPO diễn ra ngày 17-1 đã chứng kiến cuộc đua tranh quyết liệt của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực lọc hóa dầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Toàn bộ 241,6 triệu cổ phiếu BSR đã được bán hết với mức giá thấp nhất 20.800 đồng/CP, cao hơn mức giá khởi điểm lên đến 42,5, còn mức giá trúng bình quân lên đến 23.043 đồng/CP, cao hơn 57,8% giá khởi điểm.
|
Vào ngày 1-3, hơn 241 triệu cổ phiếu BSR đã chính thức được niêm yết và giao dịch với giá tham chiếu 22.400 đồng/CP. Cổ phiếu BSR nhận được sự quan tâm rất lớn khi nhà đầu tư đẩy giá cổ phiếu lên mức kịch trần 31.300 đồng/CP tương ứng mức tăng 40%. |
Vào ngày 1-3, hơn 241 triệu cổ phiếu BSR đã chính thức được niêm yết và giao dịch với giá tham chiếu 22.400 đồng/CP. Cổ phiếu BSR nhận được sự quan tâm rất lớn khi nhà đầu tư đẩy giá cổ phiếu lên mức kịch trần 31.300 đồng/CP tương ứng mức tăng 40% và duy trì cho đến khi đóng cửa với khối lượng giao dịch lên tới 14,16 triệu cổ phiếu.
Trong 4 phiên giao dịch tiếp theo, do ảnh hưởng tiêu cực từ phía thị trường, cổ phiếu BSR dần giảm nhiệt những vẫn đang giao dịch quanh mức 30.000 đồng/CP (tăng 33,5% so với giá tham chiếu niêm yết) với khối lượng khá tốt trung bình trên 4,4 triệu cổ phiếu/phiên, qua đó cho thấy sự hấp dẫn của BSR đối với nhà đầu tư.
PVOIL – Mức sinh lời cao
Tương tự BSR, cổ phiếu OIL của PVOIL được nhà đầu tư săn đón trong đợt IPO, đã chính thức niêm yết trên sàn UpCom trong ngày 7-3 với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.200 đồng/CP. Trong phiên giao dịch đã có lúc cổ phiếu OIL tăng giá rất mạnh lên đến 27.500 đồng/CP (tăng 36,1% so với giá tham chiếu), tuy nhiên do ảnh hưởng từ thị trường chung, cổ phiếu OIL chỉ đóng cửa ở mức 24.200 đồng/CP, nhưng vẫn tăng tới 19,8% so với giá mở cửa. Khối lượng giao dich trên thị trường cũng đạt mức cao với 8,32 triệu cổ phiếu đươc chuyển nhượng ngay trong ngày đầu tiên (tương đương với hơn 4,2% tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết).
|
Cổ phiếu cổ phiếu OIL của PVOIL được nhà đầu tư săn đón trong đợt IPO, đã chính thức niêm yết trên sàn UpCom trong ngày 7-3 với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.200 đồng/CP. |
Nhìn chung, cổ phiếu OIL vẫn đem lại mức sinh lời khá cao cho các nhà đầu tư ngay trong phiên giao dịch đầu tiên.
PV Power – Nhà đầu tư ngoại quan tâm
So với 2 cổ phiếu trên, cổ phiếu POW của PV Power lại ít được nhà đầu tư quan tâm hơn, tuy nhiên POW vẫn chào bán thành công toàn bộ số cổ phần với mức giá bình quân là 14.938 đồng/CP, chỉ nhỉnh hơn một chút so với giá khởi điểm.
Theo đó, cổ phiếu POW cũng có mức tăng thấp nhất trong số 3 “ông lớn” Dầu khí trong ngày đầu tiên niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán ngày 6-3-2018. Cổ phiếu POW có thời điểm tăng cao nhất, hơn 23%, lên 18.300 đồng/CP và đóng cửa ở mức 17.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh cổ phiếu đạt 9 triệu đơn vị.
|
Cổ phiếu POW của PV Power có thời điểm tăng cao nhất, hơn 23%, lên 18.300 đồng/CP và đóng cửa ở mức 17.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh cổ phiếu đạt 9 triệu đơn vị. |
Sau 2 phiên giao dịch, cổ phiếu POW hiện đứng ở mức giá 16.800 đồng/CP, chỉ còn tăng 15,9% so với mức giá tham chiếu 14.900 đồng/CP trong ngày giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, nếu so với thị trường chung, giá cổ phiếu POW vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn nhiều. Ngoài ra, POW còn nhận được sự quan tâm khá lớn của nhà đầu tư nước ngoài khi họ tiếp tục mua ròng hơn 2,7 triệu cổ phiếu trong 2 phiên giao dịch đầu tiên.
Những cơ hội đầu tư hấp dẫn
Theo đánh giá của Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI), cổ phiếu BSR nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư.
Với vị thế là nhà sản xuất lọc hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam, công suất thiết kế đạt 6,5 triệu tấn/năm, sản phẩm chế biến chủ yếu là xăng dầu các loại, bảo đảm tới 30% nhu cầu trong nước, hoạt động của công ty đang ngày càng phát triển ổn định, hiệu quả kinh doanh nâng cao. Đặc biệt là việc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn chuyển sang công ty cổ phần, Nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu, tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sở hữu cổ phần tối đa trong công ty, nâng cao quản trị, minh bạch trong tương lai. Rõ ràng đây là một cơ hội đầu tư hấp dẫn mới cho nhà đầu tư trên thị trường, thanh khoản của cổ phiếu BSR sẽ ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, cổ phiếu POW của PV Power và OIL của PVOIL, cũng đã được thị trường đón nhận tích cực, giá cổ phiếu tăng mạnh trên 20% so với giá tham chiếu ngày đầu, khối lượng giao dịch đạt mức cao ngay từ phiên giao dịch đầu tiên.
Trước ngày giao dịch đầu tiên, PV Power đã công bố tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm 2018 với kết quả khả quan: Tổng sản lượng điện sản xuất đạt 3,559 triệu kWh, vượt 5% kế hoạch đề ra và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu đạt 5,308 tỉ đồng, vượt 8% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 421 tỉ đồng, vượt 63% kế hoạch đề ra.
Tại PVOIL, sau khi thực hiện thành công IPO, đang bắt tay vào thực hiện kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Với tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp nhất 35,1% vốn điều lệ và dành đến 44,72% cho nhà đầu tư chiến lược, đây là cơ hội rất lớn cho nhà đầu tư bên ngoài tham gia vào một doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu có thị phần 22% trong nước. Đây cũng là tiền đề để tổng công ty thực hiện chiến lược phát triển mạnh mẽ của mình sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần với mục tiêu đạt 35% thị phần xăng dầu trong nước đến năm 2022.
Rõ ràng với những doanh nghiệp ngành Dầu khí có quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, khi chuyển sang cổ phần, thì đây là cơ hội rất hấp dẫn cho nhà đầu tư trên thị trường.
Ngoài ra theo đánh giá từ các chuyên gia khác, các “ông lớn” Dầu khí này đều có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư nhờ lợi thế về quy mô, khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Đánh giá của các chuyên gia chứng khoán
Ông Phan Việt Hưng – Chuyên gia phân tích cổ phiếu dầu khí, Phòng Phân tích Công ty CP Chứng khoán ACBS nhận xét: Tình hình tài chính BSR đã được cải thiện tích cực trong thời gian qua khi mà nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của BSR liên tục giảm từ mức 70,2% năm 2013 xuống còn 47,21% năm 2016. BSR sẽ không gặp khó khăn tài chính nào trong việc chi trả cũng như vay mượn thêm cho dự án nâng cấp mở rộng nhà máy. Ngoài ra, kế hoạch trả cổ tức 7%/năm trong giai đoạn 2018-2022 cũng sẽ được bảo đảm dựa trên lượng tiền mặt và dòng tiền hiện tại. Nhìn chung, cùng tiềm năng tăng trưởng dài hạn hấp dẫn và các lợi thế từ chính sách Nhà nước, ACBS khuyến nghị nên mua cổ phiếu BSR.
Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2
Ông Trần Thăng Long – Giám đốc khối phân tích Công ty CP Chứng khoán BSC – phân tích: BSR được xếp vào nhóm cổ phiếu lớn, là nhóm cổ phiếu giá trị hơn là cổ phiếu tăng trưởng. Có khả năng BSR sẽ chuyển sang sàn giao dịch HSX và sẽ đáp ứng các tiêu chí để lọt vào rổ cổ phiếu giao dịch của các quỹ ETFS. Giá cổ phiếu BSR có thể đạt mức khoảng 40.000 đồng/CP trong năm 2018. BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BSR đạt lần lượt là 102.217 tỉ đồng (+27% yoy) và 8.341 tỉ đồng (-4% yoy), EPS năm 2018 là 2.690 đồng/CP (giữ nguyên so với báo cáo phân tích lần đầu của BSC).
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Bà Lê Thị Hải Yến – chuyên gia phân tích ngành Dầu khí, Trung tâm Nghiên cứu Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam – chia sẻ: BSR là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai nhờ các yếu tố: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu được dự báo tăng 4,4% từ năm 2015-2035. Tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam ở mức thấp so với khu vực, chỉ khoảng 0,21 lít/người/ngày. Wood Mackenzie dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng trung bình 5,3%/năm đến năm 2035 sẽ thúc đẩy các lĩnh vực vận tải, năng lượng… Chính sách thuế ưu đãi, bãi bỏ cơ chế thu điều tiết, tự chủ về giá bán từ 1-1-2017. BSR có quy mô lớn và đang tiếp tục mở rộng. Sau nâng cấp mở rộng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tăng thêm 30% công suất, lên 8,5% triệu tấn dầu thô/năm, đồng thời tăng khả năng chế biến dầu chua nâng chất lượng sản phẩm từ Euro II lên Euro V. Đây là yêu cầu tất yếu và bảo đảm hoạt động trong dài hạn của BSR. Về lợi thế cạnh tranh, BSR còn có lợi thế về giá so với sản phẩm nhập khẩu nhờ bãi bỏ cơ chế thu điều tiết cho phép BSR chào hàng với mức giá cạnh tranh hơn sản phẩm nhập khẩu trong khi vẫn đảm bảo biên lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
BSR có quan hệ với các nhà phân phối, nhóm khách hàng lớn, bao gồm Petrolimex, PVOIL, Saigon Petro, Thanh Lễ và Dầu khí Đồng Tháp chiếm 73-84% doanh thu hằng năm của công ty. Việc tiêu thụ hết sản phẩm đầu ra không phải là vấn đề lớn với BSR. Việc thiết lập được mối quan hệ chiến lược với các khách hàng lớn giúp BSR quản trị doanh thu, lợi nhuận và kênh phân phối một cách hiệu quả hơn, thông qua tối ưu hóa sản lượng hàng tồn kho, cân đối sản xuất và nguyên vật liệu.
D.K